Follow us on

Sự tuỳ biến của Mascot Logo không làm được!

Sự tuỳ biến của Mascot mà Logo không làm được!
Sự tuỳ biến của Mascot mà Logo không làm được!
Cre: Hồng Phượng / Tâm Sự Linh Vật Thương Hiệu
Sự tuỳ biến của Mascot mà Logo không làm được!
Nếu ai đó nói rằng: “Có Logo thì không cần Mascot!” thì họ chưa biết được sự tuỳ biến của Mascot mà Logo không có được. Mình xin nêu những tuỳ biến phổ biến nhất của Mascot để mọi người thấy được sự linh động của nó.
  • Mascot tham gia vào các quảng cáo truyền hình, internet…Ví dụ Bò sữa Vinamilk, Mèo Beamin, Gia đình nông dân siêu phàm sữa Kun, Võ sĩ Voi của Jumbo Vape…Các nhân vật này đều trực tiếp làm “diễn viên chính” tham gia vào quảng cáo, Logo không thể làm được điều này.
  • Làm quà tặng cho khách hàng. Phổ biến nhất là ở Nhật, hầu như mỗi địa phương đều có Mascot để quảng bá du lịch, đặc sản của địa phương đó. Mascot được in lên các món quà tặng như dụng cụ học tập, đồ dùng văn phòng hoặc may thành thú nhồi bông, móc chìa khoá, tượng để bàn, khách đến thăm quan rất thích mua về làm kỷ niệm. Ở Việt Nam thì có móc khoá hay thú nhồi bông Mascot bé măng của Bamboo Airways, cặp sách in hình gia đình nông dân Kun…
  • Tham gia các sự kiện ngoài trời, Mascot có thể xuất hiện trong các sự kiện khai trương cửa hàng hay ra mắt sản phẩm, dịp kỷ niệm hoặc mùa lễ hội. Một sự kiện có sự có mặt của Mascot sẽ thu hút hơn hẳn.
  • Để Mascot làm nhân vật truyện tranh, comic giải trí, phim hoạt hình… vì nội dung giải trí thường được mọi người đón nhận và chia sẻ nhiệt tình hơn nên việc sáng tạo ra những nội dung giải trí đang là phương thức được các thương hiệu ưa chuộng.
  • Trở thành “nhân viên chăm sóc khách hàng” để thay mặt thương hiệu tư vấn, hỏi han nhắc nhở khách hàng sử dụng sản phẩm. Khi Mascot vào vai này sẽ tránh được việc khách hàng cảm thấy khó chịu hay bị làm phiền mà nhiều lúc còn cảm thấy nhân vật này đang quan tâm mình một cách đáng yêu. Ví dụ Cú xanh Duo của Duolingo thường xuyên xuất hiện trong tin nhắn của khách hàng để nhắc nhở khách học bài.
  • Biến hình thành bộ sticker trong các ứng dụng chat như Line, WhatsApp giống như Huawei đã làm, theo cách này hình ảnh của Mascot sẽ được gửi đi khắp nơi.
  • Làm đại diện cho nhà tài trợ trong các chương trình sự kiện. Ví dụ cụ thể là Mascot chiếc thẻ ngân hàng VIB là đại diện cho nhà tài trợ này trong chương trình The Masked Singer Việt Nam, và cũng trong chương trình này diễn ra tại Maroc với sự có mặt của Mascot đến từ hãng điện thoại OPPO.
Qua những liệt kê cụ thể trên đây cho thấy được Mascot là một “trợ thủ đắc lực” cho thương hiệu không kém gì Logo. Nếu nhìn nhận về Mascot một cách nghiêm túc hơn sẽ còn thấy được rất nhiều lợi ích của nó, Mascot gần như làm được mọi việc mà thương hiệu “giao phó”. Nhìn vào thị trường Việt Nam Mascot vẫn chưa phát triển và chưa được chú trọng nhưng nhìn sang những thị trường như Nhật, Sin, Hàn thì Mascot đã rất phát triển và trở thành một thành phần chủ chốt của nhiều thương hiệu, tổ chức. Nếu bạn là một thương hiệu Việt, hãy nghĩ về Mascot nhiều hơn!
Mong nhận được sự tương tác của các bạn để mình có động lực viết bài nhiều hơn nữa, cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết này.
Có thể bạn quan tâm
Để lại bình luận của bạn